596 lượt xem

Nên kết hợp giữa phên tre và cừ tràm như thế nào trong xây dựng?

Nên kết hợp giữa phên tre và cừ tràm như thế nào trong xây dựng?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao nhiều lúc ở những công trình thi công xây dựng lại có sự xuất hiện của những loại cây gỗ, cây tre không? Thực ra, những cây cọc đó chính là cọc cừ tràm, cây tre và những tấm phên tre. Mặc dù là vật liệu tự nhiên, lại còn là cây cối, nhưng cừ tràm và phên tre vẫn được sử dụng trong quá trình dựng lên một căn nhà to, vững chắc. Vậy các bạn có thắc mắc tại sao lại có thể áp dụng phên tre và cừ tràm như vậy không? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Để có cái nhìn tổng quan hơn, chúng ta hãy đi qua một vài điều sơ lược về cừ tràm và phên tre.

Cừ tràm là một loại cây lấy gỗ, phổ biến ở vùng Đồng bằng Nam bộ ở nước ta. Cọc cừ tràm được khai thác từ cây cừ tràm và được sử dụng nhiều trong xây dựng. Chủ yếu cọc cừ tràm được dùng để gia cố nền đất dưới căn nhà. Nên chú ý các công trình này thường là các công trình nhỏ, dưới 5 tầng. Nhờ khả năng chống chịu nước tốt mà cọc cừ tràm được sử dụng nhiều trong thi công nền móng trên nền đất yếu.

Phên tre là loại vật liệu được làm từ thân tre già. Những thân tre đã tới độ tuổi nhất định từ 2-3 năm sẽ được khai thác về và ngâm trong bùn ao thêm một khoảng thời gian nữa là từ 06 tháng – 1 năm để tăng độ cứng, độ dẻo và độ chống mọt của cây tre. Sau đó người sản xuất sẽ chẻ tre ra và lột ra những miếng cật tre sau đó đan lại thành những tấm phên tre. Phên tre có độ bền cao và giá thành rẻ nên thường được dùng với cọc cừ tràm trong xây dựng. Ngoài cọc cừ tràm, người ta cũng có thể thay thế bằng các cọc tre. Tuy nhiên, xu hướng dùng cọc cừ tràm phổ biến hơn bởi nó bền, chịu nước tốt và ở giá cả phải chăng hơn.

Tấm phên tre

Phên tre thích hợp trong xây dựng

Phên tre được biết đến thường là qua độ dẻo dai, độ cứng và độ bền của nó. Ngay từ khâu nguyên liệu, các nhà sản xuất đã chọn ra những thân tre già đã đạt đến độ cứng và bền phù hợp để làm phên tre. Hơn nữa, sự can thiệp của nhà sản xuất trong việc ngâm thân tre trong bùn ao trong một khoảng thời gian nhất định và sử dụng phần cật của thân tre làm phên tre càng khiến cho độ bền bỉ, dẻo dai của phên tre được tăng cao.

Cũng từ các lý do trên mà các tấm phên tre được sử dụng nhiều trong việc xây dựng nhà cửa như là làm vách ngăn tường, hàng rào. Những vật dụng làm từ phên tre đó sẽ chịu được mưa nắng tốt và lâu hư nhờ đặc tính bền bỉ của phên tre.

Ngoài ra, một công dụng phổ biến khác của phên tre là sử dụng trong việc làm kè chắn đất, gia cố thành hố móng. Nhờ có phên tre mà nguy cơ sạt lở hố móng được hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên, một mình phên tre là chưa đủ, khi tham gia công trình xây dựng, người ta còn kết hợp phên tre cùng với cọc cừ tràm trong việc gia cố nền đất công trình, giảm nguy cơ sạt lở trong tương lai.

Kết hợp phên tre và cọc cừ tràm trong gia cố móng công trình

Theo quy trình, người ta sẽ đóng cọc cừ tràm xuống nền đất trước, cọc cừ tràm phải thẳng và chắc để có thể chịu được trọng tải lớn của công trình. Độ dài phải đủ chạm tới tầng lớp đất chắc chắn bên dưới. Mật độ đóng cọc sẽ không cố định, tùy thuộc vào loại công trình. Điều này tốt nhất là bạn nên có một bản vẽ cọc cừ tràm được thiết kế bởi nhà thầu hoặc người có chuyên môn để lắp đặt cọc đúng cách. Ngày nay, đã có các máy móc công nghiệp hỗ trợ đóng cọc cừ tràm một cách nhanh chóng dễ dàng so với thủ công bằng tay thời xưa.

Các tấm phên tre bắt đầu đóng vai trò sau đó. Chúng sẽ được đặt theo các hàng cọc cừ tràm để cố định các cọc lại. Phên tre cũng có tính chất cứng cáp, bền, dẻo dai và chịu được nước nên sẽ thích hợp khi kết hợp với cọc cừ tràm để gia cố nền móng.

Mối quan hệ giữa phên tre và cọc cừ tràm là mối quan hệ hỗ trợ nhau, cùng gánh đỡ sức nặng của công trình đồng thời phên tre còn giúp cho cọc cừ tràm đứng vững hơn nên độ chắc chắn của nền móng càng được nâng cao.

Hình ảnh phên tre Việt Nam

Việc kết hợp phên tre và cọc cừ tràm đã phổ biến từ lâu cho đến bây giờ bởi nhiều nguyên nhân. Bởi vì phên tre và cừ tràm đều từ những nguyên liệu tự nhiên nên chúng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, giá phên tre và cọc cừ tràm rẻ so với các loại bê tông cốt thép trong khi độ cứng và bền bỉ cũng không thua kém bằng. Cái người ta quan tâm nhất chính là độ bền, dẻo dai, chịu lực tốt của phên tre và cọc cừ tràm.

Bởi những lý do trên mà ngày càng nhiều người yêu cầu sử dụng phên tre và cọc cừ tràm trong các công trình nhỏ vừa để vừa tiết kiệm chi phí trong khi nhận được chất liệu tốt và bền như thế.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, công ty Thái Dương tự tin cung cấp được cho quý khách hàng những sản phẩm phên tre và cọc cừ tràm tốt nhất ở giá cả phải chăng. Ngoài ra, nếu chưa chắc chắn, luôn có đội ngũ chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

 

Nên kết hợp giữa phên tre và cừ tràm như thế nào trong xây dựng?
5 (100%) 3 votes

Bài viết cùng chuyên mục: